THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

V/v tuyên tuyền các biện pháp phòng ngừa bệnh Bạch hầu

Bệnh bạch hầu, có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây tử vong cho con người. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là vô cùng cấp thiết.  Trạm Y tế phường Quyết Tiến xin thông báo để Nhân dân nắm được về bệnh Bạch hầu và cách phòng bệnh như sau:

1. Tác nhân gây bệnh:

Do Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae gây ra

2. Cơ chế gây bệnh: Có 3 nguồn chính lây nhiễm bệnh bạch hầu bao gồm:

- Tiếp xúc giọt bắn trong không khí có vi khuẩn: Bệnh bạch hầu thường lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn trong không khí sau khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ.

- Tiếp xúc đồ vật bị nhiễm khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đồ vật nhiều ngày. Do đó, việc chạm vào các món đồ chơi (với trẻ em), vật dụng bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là đồ dùng cá nhân của người bệnh, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

- Tiếp xúc với dịch tiết vết thương (vết loét hoặc vết thương hở): Nếu bệnh ở ngoài da, bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với vết thương, vết loét do nhiễm trùng của người bệnh.

3. Biểu hiện lâm sàng:

- Viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản

- Họng đỏ nuốt đau

- Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ

- Có giả mạc màu trắng ngà hoặc xám, dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, bóc ra sẽ bị chảy máu

4. Biến chứng của bệnh Bạch hầu:

- Viêm cơ tim, tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao

- Viêm dây thầm kinh dẫn đến liệt các dây thần kinh vận mạch, cơ chi, cơ hoành

- Viêm kết mạc mắt

- Suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp

5. Biện pháp phòng ngừa:

- Tiêm vắc xin: Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin đủ mũi và tiêm đúng lịch:

Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 (SII hoặc Combe Five)

+ Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi

+ Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

+ Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

+ Muic 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi

- Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Vậy Trạm Y tế phường xin thông báo để Nhân dân nắm được, chủ động các biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu./.

Lượt xem: 4
Tác giả: Nguyễn Thùy
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 6
Hôm nay : 2
Hôm qua : 21
Năm 2024 : 9.126